Hướng dẫn cách đi xe máy các loại xe như xe số, xe ga, xe tay côn chuẩn xác, an toàn nhất! giúp bạn nhanh chóng có thể điều khiển thành thạo xe máy
Các bước chuẩn bị trước khi tập đi xe máy
Giữ bình tĩnh, không hồi hộp khi ngồi lên xe
Lần đầu đi xe máy có thể bạn không quen với xe điện, trọng lượng của xe cũng tương đối nặng và khó điều khiển. Trường hợp bạn chạy xe nhanh, khi gặp chướng ngại vật sẽ rất dễ bị hoảng loạn.
Do đó điều đầu tiên bạn cần lưu ý là luôn luôn giữ bình tĩnh. Đây là lưu ý rất quan trọng khi chạy xe máy bạn nhé.
Chọn nơi có không gian rộng, ít người qua lại để tập
Để người mới tập sử dụng xe máy có sự thoải mái, dễ dàng hơn, thì bạn nên chọn những nơi rộng rãi, có ít người qua lại, ít chướng ngại vật để tập.

Một khi có sự cố xảy ra bạn sẽ tránh va phải những vật cản, người qua lại, hoặc tránh không bị rơi xuống mương chẳng hạn.
Luôn có người biết đi xe hướng dẫn bạn
Trước khi học lái xe bạn nên nhờ một người lái xe giỏi hướng dẫn. Trường hợp bạn có khả năng thăng bằng giỏi, bạn sẽ rất dễ bắt đầu việc tập chạy xe máy.

Nhưng bạn vẫn nên có một người hỗ trợ bạn khi bạn chạy xe máy trên đường thì sẽ yên tâm hơn.
Làm quen với các nút chức năng và các bộ phận của xe
Trước khi lái xe bạn cũng nên tìm hiểu công dụng của các công tắc chức năng của xe như còi đèn, xi nhan, nút điều chỉnh tốc độ, gương chiếu hậu, phanh, tay ga, tay côn….
Đội mũ bảo hiểm, thiết bị bảo vệ tay chân trước khi lên xe
Lưu ý nên đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe máy trong bất cứ trường hợp nào, đặc biệt nếu bạn là người mới tập đi xe, hay lần đầu đi xe tay ga thì nên trang bị cho mình thiết bị bảo vệ tay và chân trước khi lên xe bạn nhé.

Tổng hợp cách đi xe máy các loại đơn giản nhất
Cách Đi xe máy số đơn giản nhất
Đầu tiên là ngồi lên xe, sau đó vặn chìa khóa, ấn nút nổ máy.
Sử dụng cần đạp số, đạp vào số 4. Tăng số thì đạp cần phía trước, giảm số thì đạp cần phía sau
Mục đích là để bạn không bị bất ngờ vì sự tăng tốc đột ngột của xe.

Sau đó vặn nhẹ ga và bắt đầu chạy từ từ. Chân của bạn luôn luôn đặt vào bàn đạp phanh. Nên chạy từng đoạn đường ngắn 300-400 mét, để rút kinh nghiệm sau mỗi lần chạy xe.
Khi bạn đã quen xe và có thể chạy thành thạo thì hãy tập đi ở một số thấp hơn để làm quen với độ giật của xe.
Khi bạn đã có thể tự đi được một mình thì hãy tập bắt đầu chạy xe từ số 1 thay thì vào từ số 4 như lần đầu, như vậy sẽ giúp bạn chạy nhanh hơn và đỡ hại máy.
Khi lái xe lên dốc thì bạn hãy về số 2 hoặc 3 để xe lên dốc dễ dàng hơn. Để cho động cơ xe không bị hư hại, các đoạn đường bằng phẳng bạn hãy về số 4 để chạy.
Khi đi ở những đoạn đường cong, đường vòng, lúc vào cua, hãy về hết ga. Kết hợp đạp phanh để khi thoát cua được dễ dàng hơn, xe sẽ không bị hụt hơi và ngã. Khi thoát cua bạn hãy tăng ga và chạy bình thường.
Khi dừng xe thì bạn hãy hạ ga từ từ kết hợp đạp phanh tay và phanh chân để xe dừng hẳn.
Xem thêm: Hướng dẫn đầy đủ các bước tập xe máy số cho người mới
Các bạn xem video dướng dẫn điều khiển xe máy số nhé! nhé!
Cách đi xe ga cho người mới mua xe
Dù xe tay ga dễ chạy hơn so với xe số hay xe tay côn nhưng để đảm bảo tính an toàn khi di chuyển, bạn nên áp dụng đầy đủ các thao tác khi chạy xe tay ga. Cụ thể:
Bước 1: Lên xe và thả lỏng hai chân chạm đất hoặc bạn có thể nghiêng về một bên và chống một chân để giữ thăng bằng.
Bước 2: Cho chìa khóa vào ổ và vặn để mở điện xe, đối với các xe đời mới sử dụng ổ khóa thông minh, bạn ấn remote và vặn khóa xe theo đúng chiều được chú thích trên xe để mở khóa.
Bước 3: Chờ đèn báo tín hiệu Fi trên đồng hồ tắt, gạt chân chống nghiêng lên. Sau đó, đồng thời bóp phanh và nhấn nút đề nổ. Bạn có thể bóp một hoặc cả hai phanh nhưng phải nhấn nút đề trong khi giữ phanh.
Bước 4: Nhả phanh thật chậm và tăng ga nhẹ nhàng cùng lúc để xe tăng tốc từ từ. Tuyệt đối không được kéo mạnh tay ga và nhả phanh ngay lập tức.
Bước 5: Khi xe đã chạy, bạn điều chỉnh tốc độ bằng cách kết hợp tay ga (tay phải) và phanh (tay trái). Kéo nhẹ ga để tăng tốc và thả nhẹ ga từ từ để giảm tốc độ, sau khi xe đã chậm lại bóp phanh để dừng hẳn. Không nên phanh gấp, kéo mạnh ga (thốc ga) hay thả tay ga quá nhanh.
Nhìn chung, cách đi xe ga không quá khó nhưng đôi khi người đã sử dụng xe tay ga nhiều năm vẫn có thể mắc các lỗi cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xe cũng như an toàn khi đi xe.
Xem thêm: Hướng dẫn đầy đủ các bước tập xe tay ga cho người mới
Các bạn xe video để hiểu rõ hơn nhé!
Cách Đi Xe Côn Đơn Giản Nhất
Để bắt đầu tập chạy xe tay côn, bạn cần tìm một đoạn đường vắng khoảng 20m, không cần phải quá dài vì ở bước này, bạn chỉ cần di chuyển rất chậm. Cần thêm một người bạn để trông coi hai đầu đường, đảm bảo an toàn cho bạn.
Để bắt đầu, tập chạy, bạn cần khởi động xe theo các bước sau:
- Bóp và giữ tay côn vào sát bên trong
- Vào số 1
- Đề máy khởi động xe.
Lưu ý:
Để đảm bảo vào đúng số 1 của xe, bạn tham khảo lý thuyết hộp số của xe côn tay. Tuy nhiên, căn bản là bạn chỉ cần bóp côn, và đạp cần số xuống nhiều lần, cho đến khi không đạp xuống được nữa, thì có nghĩa là bạn đang ở số 1.

Vẫn bóp chặt tay côn, để bắt đầu chạy xe tay côn, bạn giữ nguyên tư thế ngồi trên xe chống hai chân xuống đất, hai tay giữ ghi đông và thực hiện các bước sau với tay côn:
- Nhả tay côn thật chậm đến khi cảm thấy xe hơi nhích tới trước thì ngưng không nhả nữa (Điểm bắt côn).
- Giữ nguyên tay côn ở điểm bắt côn, bước chậm theo xe để xe đi tới trước. Nếu xe không đủ mạnh để đi tới, nhả tay côn thêm tí nữa rồi giữ yên.
- Để dừng lại, bóp chặt côn vào.
- Thực hiện nhiều lần bước 1 – 3 để làm quen với tay côn
- Khi đã quen thao tác từ 1 – 3, đệm nhẹ ga để xe di chuyển nhanh hơn.
Khi bị tắt máy giữa chừng: Thực hiện lại thao tác khởi động xe và tập lại từ bước 1 – 3.
Lưu ý:
- Nếu bạn thường xuyên bị tắt máy, bạn cần tập nhả côn chậm hơn một tí
- không nhả hết tay côn ở số 1, vì lý do an toàn. Số 1 rất giật.
- Khi đệm ga nên giữ tay ga đều, không nên nhấp nhả tay ga.
Khi đã quen với việc thao tác tay côn khi bắt đầu chạy và dừng lại, bạn có thể học cách sang số, để có thể qua số 2 và các số cao hơn, cho xe chạy nhanh hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn đầy đủ các bước tập xe tay côn cho người mới
Các bạn xem video hướng dẫn đi xe côn tay nhé!
Cách đi xe đạp điện, xe máy điện và cách chạy xe điện
Đầu tiên, tay trái đặt vào phanh bên trái, để tránh trường hợp sự cố xảy ra lúc khởi động xe.Bật khóa xe, bạn xoay chìa khóa theo chiều kim đồng hồ cho đến khi bảng điều khiển hoặc đèn báo sáng lên.
Nếu xe có nút khởi động thì ta cần nhấn nút Start. Sau khi bật khóa bạn không nên vặn tay ga mạnh, vì như thế xe tăng tốc nhanh và khá nguy hiểm.
Bắt đầu di chuyển xe điện
Sau khi bật khóa và đèn báo sáng, bạn điều chỉnh lại vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất. Tay phải bạn từ từ vặn tay ga để tăng tốc, khi đó xe đạp điện bắt đầu lăn bánh di chuyển về phía trước.

Khi xe bắt đầu tăng tốc bạn nên rà rà chân để giữ thăng bằng cho xe. Khi xe chạy đều và ổn định bạn có thể nhấc chân lên và đặt chân lên sàn để chân hoặc bàn đạp xe đạp điện.
Hướng lái xe đạp điện
Khi lái xe bạn cần nhìn thẳng về phía trước, đảm bảo có thể nhìn thấy chướng ngại vật nhanh nhất. Bạn cần điều chỉnh hướng đi của xe từ từ theo mắt của bạn. Bạn cần học cách bật nút tín hiệu xin đường khi rẽ phải hoặc rẽ trái.
Giảm tốc độ và bấm còi khi ở ngã tư
Khi chạy xe đạp điện điện, nếu gặp chướng ngại vật hoặc cảm thấy không làm chủ được tốc độ, bạn cần giảm ga đồng thời bóp phanh từ từ.
Khi gặp ngã 3,ngã tư bạn cần phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, bấm còi để báo hiệu cho người đi từ 2 bên biết. Sẵn sàng dừng xe lại khi gặp sự cố để tránh va chạm.
Phanh đỗ , dừng xe đạp điện
Sau khi dừng xe và xuống xe, bạn cần phải tắt khóa để tránh trường hợp bạn vô tình quệt tay vào tay ga, làm cho xe tự chạy, như thế rất nguy hiểm.Bạn chọn nơi an toàn để đỗ xe, tránh gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến người xung quanh.
Xem thêm: Hướng dẫn đầy đủ các bước tập xe điện cho người mới
Nếu các bạn chưa hiểu thì hãy xem video dưới đây nhé!
Những điều bạn nên làm để đi xe máy tiết kiệm xăng hơn
Có rất nhiều người chạy xe máy mắc phải những sai lầm khiến cho xe vận hành không được êm ái và tiêu tốn nhiên liệu.
Sau đây là một vài lời khuyên giúp khách hàng biết cách đi xe vừa an toàn vừa tiết kiệm xăng.
Xem thêm: Cách đi xe đường dài không ê mông
Khi chạy xe tay ga không nên vừa ga vừa phanh
Các chị em phụ nữ thường vừa ga vừa phanh khi chờ đèn đỏ hoặc tắc đường. Điều này sẽ dẫn đến nhanh bị cháy guốc côn và chuông côn khiến cho xe giật không bốc lại tốn xăng.

Chạy xe có phun xăng tự động nên đợi đèn báo FI tắt rồi mới khởi động xe
Hiện nay, trên thị trường có nhiều xe trang bị hệ thống phun xăng điện tử FI, người sử dụng nên thực hiện đúng quy trình để đạt được lợi ích như khả năng tiết kiệm nhiên liệu, xe vận hành êm ái.
Quy trình như sau: trước khi khởi động xe nên nhìn xuống đèn báo FI khi nào đèn sáng chuyển sang chế độ tắt thì mới được khởi động xe.
Không vận hành xe ở tốc độ quá chậm
Với những xe sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, nếu chạy xe quá chậm sẽ làm cho nhiệt độ tăng cao khiến xe tốn nhiên liệu.
Khi chạy xe nên chạy nhanh hơn để giúp lượng gió làm mát két nước nhiều hơn. Không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ hệ thống làm mát muộn hoặc sớm hơn so với tiêu chuẩn.
Nếu động cơ quá nguội hoặc quá nóng đều làm việc không tốt. Thường xuyên kiểm tra lượng nước làm mát và vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hạn chế sử dụng phanh trước
Hầu hết xe hiện nay đều trang bị phanh đĩa. Đa số người sử dụng thuận tay phải, nên khi gặp tình huống bất ngờ sẽ bóp phanh trước. Việc sử dụng phanh trước với xe ga rất nguy hiểm do đường kính bánh trước nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn.
Nên sử dụng đồng thời cả 2 phanh trước và sau để đảm bảo an toàn. Trên một số xe đời mới có trang bị hệ thống phanh đồng thời ECB, giúp phân bổ lực phanh giữa bánh trước và bánh sau mà chỉ cần dùng phanh trái (phanh sau).
Tay ga không ổn định, gây tốn xăng và hại xe
Để chạy xe một cách an toàn và đúng cách, chúng ta nên giữ tốc độ và đều tay ga nhất có thể để giữ độ bền cho bộ truyền động và tiết kiệm xăng.
Bởi việc thốc ga lên rồi giảm đột ngột, sẽ làm xe tốn xăng và nhanh hỏng bộ truyền động.
Bảo dưỡng, thay nhớt và nước mát định kỳ
Bên cạnh việc chú ý đến cách đi xe, người điều khiển phương tiện cũng nên ghi nhớ việc bảo dưỡng xe thường xuyên. Xe máy trong quá trình sử dụng sẽ sinh ra ma sát và lượng nhiệt rất lớn.

Chính vì vậy, công việc bảo dưỡng, vệ sinh, thay nhớt và nước mát luôn được yêu cầu thực hiện định kỳ.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết cách điều khiển các loại xe máy mà mình sở hữu rồi nhé!
Bình luận mới nhất