Hướng dẫn đi xe máy không bị công an bắt. cách chạy xe đúng luật, tránh bị các chiến sĩ công an xử phạt gây mất thời gian và tiền bạc
Cách đi xe máy không bị công an bắt đúng luật
Sau đây là những cách, những mẹo đi xe máy nếu áp dụng đúng, các bạn sẽ “tàng hình” trong mắt các chiến sĩ CSGT

Xe máy phải đầy đủ gương chiếu hậu

Đầu tiên xe phải đầy đủ gương chiếu hậu. Rất nhiều người đã bị tháo do nhận xét là không đẹp.
Tuy nhiên, vấn đề phạt gương xảy ra khá thường xuyên. Những xe không gương thường dễ rơi vào tầm mắt của cảnh sát giao thông. Vậy nên, để tránh bị bắt, trước hết xe phải được trang bị những phụ kiện đúng theo quy định.
Ngoài ra đèn xe cũng không nên thay đổi hay lắp thêm đèn led sáng trắng. Xe không độ pô, hay dán decal quá lộ liễu. Như vậy sẽ dễ tạo được sự chú ý của cảnh sát giao thông và cơ động khi bạn lưu thông trên đường.
Tạo thói quen luôn bật xi nhan khi chuyển làn, chuyển hướng

Cách tiếp theo đó chính là luôn tạo cho mình một thói quen bật xi nhan khi chuyển hướng và chuyển làn.
Lỗi tưởng chừng như nhỏ nhặt này đã có thể lấy đi của bạn từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Vậy nên tránh mất khoản tiền không đáng có này, trước khi xác định chuyển hướng hay chuyển làn, hãy bật xi nhan để xin đường.
Không vượt đèn vàng, đèn đỏ

Muốn không bị công an bắt thì phải tuân thủ luật giao thông. Tuyệt đối không được vượt đèn vàng, hay đèn đỏ khi tham gia giao thông.
Có khá nhiều người do vội, do đường vắng hoặc đơn giản là không thấy công an giao thông đứng thường ngang nhiên vượt đèn đỏ. Hoặc cố chạy nhanh để kịp mấy giây đèn vàng.
Điều này rất dễ lọt vào mắt của cảnh sát giao thông và tiền phạt các lỗi này cũng rất nặng. Mức phạt theo quy định hiện hành là từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
Hơn nữa việc vượt đèn đỏ hay tăng ga để vượt đèn vàng còn dễ gây ra tai nạn. Vậy nên đừng vì nhanh thêm 1 vài phút mà phải mất số tiền không đáng.
Không chở quá số người quy định

Chở quá số người quy định trên xe mà không phải trường hợp khẩn cấp thì khả năng bạn bị công an giao thông “thổi còi” là 99%.
Do đó, muốn không bị công an chú ý thì nghiêm chỉnh chấp hành chở đúng số người, đội mũ bảo hiểm là điều bắt buộc phải thực hiện.
Xem thêm: Cách đi xe máy chuẩn nhất
Chú ý các biển báo giao thông bên đường

Trên đường xe được trang bị các biển báo giao thông như biển báo khu dân cư, biển báo cấm đi ngược chiều, cấm bấm còi,…. Thông thường cảnh sát giao thông sẽ đứng sau những biển báo này khoảng 50 – 300m để bắt lỗi.
Vậy nên khi tham gia giao thông không chỉ quan sát đường mà còn phải quan sát thêm các biển báo và chấp hành nghiêm chỉnh thông tin trên biển báo đó.
Hướng dẫn xử lý khi cảnh sát giao thông thổi còi
Nếu trường hợp bị cảnh sát giao thông bắt, không nên hoảng loạn. Bởi ngoài bắt phạt lỗi có thể chỉ là kiểm tra hành chính thông thường theo chỉ thị.
Hỏi lý do và bình tĩnh xuất trình giấy tờ
Đầu tiên, bạn cần hỏi lý do mà cảnh sát giao thông dừng xe của bạn để xác định lỗi và xem mình có thực sự vi phạm hay không. Nếu vi phạm hoặc chỉ kiểm tra hành chính thông thường thì xuất trình các giấy tờ liên quan.
Nếu bạn không vi phạm, hãy yêu cầu công an xuất trình bằng chứng để tránh trường hợp công an “ bắt nhầm”.
Chú ý quan sát và ghi âm
Tiếp theo là phải quan sát và ghi âm quá trình làm việc. Hiện nay có không ít những cảnh sát giao thông giả mạo. Vậy nên bạn cần quan sát xem người đó có biển tên hay thẻ xanh hay không.
Bởi theo luật hiện hành thì nếu không có biển tên thì không đủ điều kiện làm việc hoặc là giả mạo. Còn nếu có biển tên mà không có thẻ xanh thì chưa đủ điều kiện để kiểm soát giao thông.
35 lỗi vi phạm thường gặp của người đi xe máy và mức xử phạt
Các bạn cũng nên tham khảo những lỗi ở dưới đây mà người điều khiển tham gia giao thông thường hay mắc phải để phòng tránh nhé!
Tên vi phạm | Số tiền phạt | Điểm luật quy định vi phạm |
1. Chở người trên xe sử dụng ô (dù) | Phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng | điểm h, khoản 1 Điều 6 |
2. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên | Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng | điểm b, khoản 2 Điều 6 |
3 Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn | Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng | điểm c, khoản 2 Điều 6 |
4. Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe | Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng | điểm h, khoản 2 Điều 6 |
5. Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đướng nhánh ra đường chính | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng | điểm b, khoản 3 Điều 6 |
6. Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng | điểm e, khoản 3 Điều 6 |
7. Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai theo đúng quy cách khi tham gia giao thông | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng | điểm i, khoản 3 Điều 6 |
8. Chở người ngồi trên trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng | điểm k, khoản 3 Điều 6 |
9. Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng | điểm l, khoản 3 Điều 6 |
10. Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng | điểm o, khoản 3 Điều 6 |
11. Chở theo từ 03 người trở lên trên xe | Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng | điểm b khoản 4 Điều 6 |
12. Không bật xi nhan báo hiệu hướng rẽ | Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng | điểm a khoản 4 Điều 6 |
13. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông | Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng | điểm c khoản 4 Điều 6 |
14. Dừng xe, đỗ xe trên cầu | Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng | điểm d khoản 4 Điều 6 |
15. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” | Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng | điểm i khoản 4 Điều 6 |
16. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông | Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng | điểm m khoản 4 Điều 6 |
17. Điều khiển xe đi vào đường cao tốc: Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng | điểm b khoản 5 Điều 6 | |
18. Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định | Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng | điểm e khoản 5 Điều 6 |
19. Điều khiển xe không có còi, gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng | Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng | điểm a khoản 1 Điều 17 |
20. Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng | điểm a khoản 2 Điều 17 |
21. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định | Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng | điểm a khoản 3 Điều 17 |
22. Điều khiển xe không có biển số xe | Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng | điểm c khoản 3 Điều 17 |
23. Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ | Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng | điểm đ khoản 5 Điều 6 |
24. Lái xe khi đã uống rượu, bia (trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở) | Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng | khoản 6 Điều 6 |
25. Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy | Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng | điểm a khoản 7 Điều 6 |
26. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn, không tham gia cấp cứu người bị nạn | Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng | điểm c khoản 7 Điều 6 |
27. Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi một bên điều khiển xe, nằm trên yên xe điều khiển xe: | Phạt tiền từ 05 – 07 triệu đồng | điểm a khoản 9 Điều 6 |
28. Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị | Phạt tiền từ 05 – 07 triệu đồng | điểm b khoản 9 Điều 6 |
29. Điều khiển xe chạy bằng một bánh | Phạt tiền từ 05 – 07 triệu đồng | điểm c khoản 9 Điều 6 |
30. Điều khiển xe khi không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực | Phạt tiền từ 80.000 – 120.000 đồng | điểm a khoản 2 Điều 21 |
31. Điều khiển xe không mang theo Giấy đăng ký xe | Phạt tiền từ 80.000 – 120.000 đồng | điểm b khoản 2 Điều 21 |
32. Điểu khiển xe không mang theo Giấy phép lái xe | Phạt tiền từ 80.000 – 120.000 đồng | điểm c khoản 2 Điều 21 |
33. Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (đối với cá nhân); 200.000 – 400.000 đồng (đối với tổ chức) | điểm a khoản 1 Điều 30 |
34. Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe | Phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng (đối với cá nhân); 1,6 triệu – 02 triệu đồng (đối với tổ chức) | điểm c khoản 4 Điều 30 |
35. Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép: | Phạt tiền từ 07 – 08 triệu đồng | khoản 2 Điều 34 |
Hi Vọng, các bạn đã nắm được những điều cần thiết để có thể an tâm đi xe máy không bị công an bắt nhé!
Bình luận mới nhất